Các nhà địa chấn học bó tay trước sự kiện lạ: Cứ 26 giây là Trái Đất “đập” một nhịp

Từ đầu thập niên 60, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhịp đập kỳ lạ. Bí ẩn vẫn tồn tại cho tới giờ mà chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Cứ 26 giây, Trái Đất lại rung chuyển. Rung động không đủ mạnh để chúng ta nhận ra, nhưng đủ lớn để các địa chấn kế đặt tại các lục địa ghi nhận được một “nhịp” kỳ lạ. Giới khoa học đã biết về sự tồn tại của nhịp này từ lâu, nhưng cho tới giờ ta vẫn chưa có một lời giải thích hợp lý.

Nhịp đập này – hay còn được gọi là “microseism” (tạm dịch: động đất hiển vi) trong từ điển của ngành địa chấn học – lần đầu tiên được ghi nhận vào đầu thập niên 60 bởi nhà nghiên cứu Jack Oliver, lúc bấy giờ ông đang công tác tại Đài quan sát Địa chất Lamont-Doherty. Theo nhận định của ông, nhịp đập tới từ “miền Nam hoặc khu vực sát xích đạo của biển Đại Tây Dương”; nhịp sẽ mạnh hơn vào những tháng hè của Bán Cầu Bắc (cũng là tháng mùa đông của những khu vực Bán Cầu Nam).

Năm 1962, ông Jack không có trong tay nguồn tài nguyên như chúng ta ở năm 2005 – ông không sở hữu địa chấn kế điện tử, mà phải nghiên cứu bằng dữ liệu ghi trên giấy”, Mike Ritzwoller, một nhà địa chấn học công tác tại Đại học Colorado, nhận định.

Năm 1980, nhà địa chất Gary Holcomb phân tích số liệu kỹ càng hơn và phát hiện ra điểm đặc biệt mới: những cơn động đất hiển vi mạnh hơn khi bão xuất hiện. Thế rồi, cả công trình nghiên cứu của người tiền nhiệm Oliver lẫn khám phá của Holcomb đều mai một theo thời gian.

Cho đến năm 2005, bí ẩn một lần nữa bị đem ra ánh sáng bởi một sinh viên mới tốt nghiệp, anh Greg Bensen theo học tại Đại học Colorado. Mike Ritzwoller, lúc này đang là cố vấn hướng dẫn cho Bensen, đã cùng phân tích dữ liệu với cậu học trò và phát hiện ra sự lạ: có một tín hiệu mạnh phát ra đều đặn từ một vùng xa.

Ngay khi nhìn thấy nó, chúng tôi nhận ra có thứ gì đó quái lạ, nhưng không rõ nó là gì”, giáo sư Ritzwoller nói.

YOU MAY ALSO LIKE